Thành tựu KHCN


 
Tháng 4/2006 Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông ký kết hợp đồng hợp tác khoa học công nghệ với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) nghiên cứu, thử nghiệm và thay đổi công nghệ thích hợp để sản xuất đèn HQ T8, T5. Kể từ đó đến nay đã có rất nhiều hợp đồng ký kết hợp tác khoa học với các Viện, trường như Viện vật lý, Viện kỹ thuật nhiệt đới, Viện khoa học vật liệu thuộc Viện KH&CN Việt Nam. Hợp tác với Viện nghiên cứu tiên tiến khoa học công nghệ (AIST), Viện điện, viện cơ khí, Viện kỹ thuật hóa học HUT thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tháng 4 năm 2010 Rạng Đông đã ký kết hợp tác toàn diện với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác KH&CN giữa Viện KH&CN Việt Nam và Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông

Lễ ký kết hợp tác với Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ - Viện khoa học công nghệ Việt Nam

Thầy Từ Học Cơ- nguyên chủ nhiệm khoa nguồn sáng – Đại học Phúc Đán – Thượng Hải – Trung Quốc
(Người đứng thứ 3 từ trái sang)

Luyện đèn LED Bulb

Phòng thí nghiệm trung tâm R&D Chiếu sáng

Dây chuyền tự động SMD-THD

Kết quả của các hợp tác khoa học đó là 22 đề tài khoa học đã được triển khai và thực hiện. Các đề tài, hợp đồng nghiên cứu tập trung nâng cao chất lượng, giảm chi phí các đèn phóng điện thủy ngân áp suất thấp, tương thích balast điện tử và điều khiển ống đèn. Một số đề tài tiêu biểu như:

  • Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo Catốt Oxýt.
  • Nghiên cứu chế tạo chất phát quang hiệu suất cao, chất phát quang có phổ phát xạ cho mục đích chuyên dụng, thu hồi và tái chế chất phát quang sử dụng đất hiếm.
  • Nghiên cứu cải tiến công nghệ tráng phủ lớp bột huỳnh quang không sử dụng dung môi, nghiên cứu tráng lớp phủ bảo vệ - Al2O3, sử dụng loại thuỷ tinh không có chì, loại thuỷ tinh hàm lượng kiềm (Na+) thấp tránh đen ống và kéo dài tuổi thọ.
  • Đầu tư cải tiến công nghệ tráng lớp bảo vệ và bột huỳnh quang trên ống đèn CFL xoắn.
  • Nghiên cứu chế tạo các loại đèn phóng điện đường kính nhỏ, hiệu suất cao, giảm vật tư và hoá chất độc hại, giảm chất thải sau sử dụng FL (T10, T8), CFL (T5,T4,T3,T2).
  • Nghiên cứu phủ lớp vật liệu nano, giảm chiều dày ống thuỷ tinh, giảm lượng thuỷ tinh sử dụng, giảm khí thải.
 
  • Nghiên cứu lớp phủ khắc phục hiện tượng khó sáng đèn tuýp gầy T8.
  • Nghiên cứu cải tiến tối ưu hoá ballast điện tử cho đèn FL, CFL, bổ xung các tính năng, giải quyết tương thích giữa ballast và ống phóng điện.
  • Nghiên cứu cơ chế giảm tiêu hao thuỷ ngân trong quá trình tuổi thọ ống phóng điện, nghiên cứu sử dụng Amalgam thay thế thuỷ ngân lỏng

Công nghệ hàn lưới Indi (amalgam)

Thiết bị nhỏ hạt thuỷ ngân Amalgam)

+  Phương pháp XRF, EDX, XR; Phương pháp tán xạ Laze, SEM…, tận dụng thiết bị tại các phòng thí nghiệm quốc gia, các Viện nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn một số vật tư nhạy cảm đầu vào thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ theo mô hình Châu Âu.

Phương pháp EDX- xác định thành phần hoá học của khuyết tật thuỷ tinh

- Nghiên cứu phương pháp, tự chế tạo các thiết bị chuyên dụng kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC) như: Thiết bị kiểm tra điện trở tiếp xúc và Rh/Rc, thiết bị đo tích số khởi động tức thời đèn phóng điện áp suất thấp, thiết bị đo áp lực khí nạp không phá huỷ, thiết bị đo điện áp xuyên kích, thiết bị gia tốc đánh giá nhanh tuổi thọ… thực hiện hệ thống EFQM trong toàn Công ty.

Thiết bị đo điện trở tiếp xúc giữa dây tóc và dây dẫn trên điện cực đèn FL và CFL

  • Tiếp nhận kết quả nghiên cứu thiết bị đo phân bố quang hiện đại của Viện Vật lý Kỹ thuật và Viện Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • Nghiên cứu tự sản xuất, thay thế nhiều vật tư nhập khẩu như: Keo gắn đèn IL, FL, CFL, keo chịu ẩm đèn CFL sử dụng ngoài trời, dung dịch Silicon dạng nhũ tương cho đèn huỳnh quang khởi động nhanh xuất khẩu,….
1900.2098