Tự thiết kế hệ thống nhà thông minh chỉ trong 5 bước
Bạn đang cảm thấy hứng thú và muốn sở hữu một ngôi nhà thông minh hiện đại, tiện nghi nhưng lại gặp khó khăn khi không biết bắt đầu như thế nào và quy trình ra sao? Việc lắp đặt liệu có khó không? Nên chọn đơn vị nào? Cùng tham khảo ngay 5 cơ bản để có thể tự thiết kế hệ thống nhà thông minh cho riêng mình nhé.
Để lắp đặt nhà thông minh thì trước tiên mọi người cần có sự chuẩn bị trước về các thông tin kiến thức liên quan đến nhà thông minh, sau đó liên kết với nhu cầu, thực trạng hiện tại của mình. Cụ thể ở đây mọi người cần biết rõ nhà thông minh hiện tại có các tiện ích gì, sau đó “phác thảo” các bước triển khai từ đó đưa ra quyết định phù hợp.
Các hệ thống tiện ích hiện có của mô hình nhà thông minh hiện nay
Nhà thông minh (smart home) về cơ bản là ngôi nhà được lắp đặt các trang thiết bị điện, điện tử hiện đại mà chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển, truy cập và giám sát từ xa ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào để kiểm soát hoạt động của ngôi nhà. Có vô số các thiết bị khác nhau liên kết trong nhà thông minh, song dựa theo tính năng của thiết bị cùng chức năng hoạt động, hiện nay công nghệ ngôi nhà thông minh được phân chia theo các nhóm hệ thống tiện ích như sau:
Hệ thống chiếu sáng thông minh:
bao gồm các thiết bị chiếu sáng trong ngôi nhà cũng như cảnh quan, sân vườn cho phép người dùng điều khiển các bóng đèn từ xa, tự động bật tắt theo khung giờ, theo thay đổi của môi trường xung quanh, hay điều chỉnh màu sắc độ sáng của đèn dựa trên ý thích của người dùng…
Hệ thống rèm cửa tự động:
bao gồm chức năng điều khiển cửa cuốn, cửa ra vào, cửa sổ và hệ thống rèm cửa. Với nhiều gia đình có không gian lớn, đặc biệt là biệt thự, việc đóng mở cửa ra vào hay rèm cửa cần rất nhiều thời gian. Nhà thông minh cho phép điều khiển các hệ thống rèm cửa này nhanh chóng, tiện lợi, chẳng hạn như cửa tự mở khi thấy gia chủ gần về đến nhà, rèm tự mở vào buổi sáng và đóng vào buổi tối, hay tự đóng khi thấy nhiệt độ ngoài trời cao và nhiều ánh nắng…
Hệ thống giải trí thông minh:
bao gồm các thiết bị Tivi, máy phát nhạc và hệ thống âm thanh. Các thiết bị giải trí thông minh sẽ hoạt động hiệu quả hơn như người dùng có thể chuyển kênh bằng giọng nói, chọn lựa chương trình yêu thích nhanh chóng, đến giờ giải trí các thiết bị sẽ tự động mở, hệ thống âm thanh sẽ tự cân bằng phù hợp với chương trình…
Hệ thống điều hòa thông minh:
Hệ thống quạt, thông gió, điều hòa nhiệt độ hoặc bộ điều nhiệt thông minh. Một căn nhà thông minh sẽ biết tự điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với môi trường hay thói quen của gia chủ mà không cần sử dụng các điều khiển thủ công truyền thống. Điều hòa sẽ tự bật trước khi có người về đến nhà để làm mát kịp thời, tự ngắt khi không thấy có ai ở xung quanh, và còn nhiều hơn thế nữa.
Hệ thống thiết bị gia dụng thông minh:
như tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, máy lọc không khí… Các thiết bị này sẽ tự tham gia hoạt động các công việc nhà, như robot sẽ tự lau dọn làm sạch sàn nhà, tủ lạnh sẽ tự phân loại thực phẩm và đặt mua khi thấy hết đồ…
Hệ thống an ninh cho ngôi nhà:
chuông cửa tích hợp camera thông minh, khóa cửa thông minh, camera an ninh tích hợp cảm biến chuyển động. Những thiết bị này giúp gia chủ theo dõi và giám sát căn nhà trong mọi thời điểm, nhằm đảm bảo không có người lạ xâm nhập trái phép vào không gian sống, hay đưa ra các cảnh báo kịp thời khi phát hiện các nguy hiểm bất thường.
Các bước tự thiết kế ngôi nhà thông minh
Bước 1: Nghiên cứu không gian ngôi nhà
Điều đầu tiên mọi người cần lưu ý là khảo sát lại không gian sống ngôi nhà của mình. Có nhiều thiết bị nhà thông minh có thể lắp trực tiếp thông qua các ổ cắm điện, tuy nhiên cũng có nhiều hệ thống đòi hỏi phải thay can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xây dựng. Bạn cũng cần phải xem xét vị trí lắp đặt thiết bị ở đâu sao cho thích hợp, cách thức hoạt động như thế nào… dựa trên điều kiện không gian xung quanh, từ đó tính toán các phương án lắp đặt mà không làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Bước 2: Lựa chọn sản phẩm phù hợp
Việc quan trọng nhất khi thiết kế nâng cấp ngôi nhà thông minh đó là chọn sản phẩm phù hợp cùng với nhu cầu sử dụng. Như ở phía trên mọi người có thể thấy nhà thông minh có rất nhiều hệ thống tiện ích khác nhau, song nhà thông minh cần những gì? Liệu mọi người có cần thiết phải sử dụng tất cả hay chỉ có nhu cầu sử dụng một vài trong số đó? Nên chọn sản phẩm đắt tiền hay chi phí vừa phải? Dựa vào nhu cầu của gia đình mọi người có thể liệt kê ra danh sách các thiết bị phù hợp và chọn lắp đặt cho ngôi nhà.
Thêm nữa, hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều các sản phẩm tới từ nhiều thương hiệu. Lời khuyên cho mọi người là nên chọn mua sản phẩm từ một thương hiệu duy nhất có uy tín, không chỉ đơn thuần tin cậy về chất lượng mà còn đảm bảo các thiết bị được đồng bộ và hoạt động thuận tiện với nhau, việc lắp đặt và sử dụng sẽ đơn giản nhanh chóng hơn rất nhiều
Lựa chọn sản phẩm thông minh
Bước 3: Nâng cấp hạ tầng internet
Đây là bước rất quan trọng nhưng lại ít người dùng để ý tới, đó là việc nhà thông minh hoạt động ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền internet. Với việc có nhiều thiết bị cùng hoạt động, bao gồm cả cá thiết bị cá nhân khác trong gia đình như máy tính và điện thoại đồng nghĩa với việc người dùng phải nghiên cứu xem liệu hệ thống mạng hiện tại có đủ để tải hay không, hay cần nâng cấp lên gói băng thông tốc độ lớn hơn. Ngoài ra, việc tăng số lượng thiết bị mạng để tăng khả năng phủ sóng đến khắp các vị trí trong ngôi nhà để mọi thiết bị đều kết nối được cũng là điều cần lưu tâm.
Bước 4: Lắp đặt
Sau khi đã thống nhất được phương án nhà thông minh và các thiết bị cần lắp đặt, người dùng có thể cân nhắc việc tự mình triển khai lắp đặt, hoặc thuê đội ngũ thi công để đơn giản và nhanh chóng hóa mọi công việc tùy theo nhu cầu của mình.
Thi công lắp đặt nhà thông minh
Bước 5: Cài đặt và kiểm tra hoạt động
Khi đã lắp đặt xong toàn bộ hệ thống, mọi người cần tìm hiểu cách sử dụng những sản phẩm thông minh và các phần mềm ứng dụng điều khiển liên quan, thông thường là ứng dụng trên thiết bị điện thoại di động hoặc máy tính bảng, lên cách kịch bản hoạt động khác nhau của nhà thông minh theo mong muốn và kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống có tốt hay không.
Kiểm tra tính năng trên thiết bị di động
Qua những thông tin chia sẻ về các bước lắp đặt nhà thông minh trên đây, hy vọng rằng mọi người đã có thể hình dung ra để sở hữu nhà thông minh thì cần phải triển khai như thế nào.
Hiện tại, Rạng Đông đang là đơn vị nổi bật cung cấp trọn gói với đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ đồng bộ từ khảo sát, tư vấn, thi công lắp đặt, cài đặt. Để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong suốt vòng đời sản phẩm, chế độ hậu mãi và bảo hành cũng đảm bảo sự nhanh chóng và thuận tiện. Tham khảo ngay thông tin về nhà thông minh Rạng Đông tại https://rangdong.com.vn/nha-thong-minh-rang-dong.html hoặc liên hệ qua hotline 1900 2098 để được tư vấn trực tiếp nhanh chóng và chi tiết.
Bài viết liên quan:
- Nhà thông minh là gì? Ưu điểm của nhà thông minh
- Nâng cấp nhà thông minh chỉ từ 2 triệu đồng
- Các thương hiệu nhà thông minh nổi bật hiện nay