Những điều cần biết về ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất chắc hẳn là khái niệm quen thuộc với nhiều người. Nhưng bạn đã bao giờ nghe đến ô nhiễm ánh sáng? Nếu đang chịu sự ô nhiễm này, liệu bạn có nhận ra? Hãy tham khảo bài viết để có cho mình những kiến thức hữu ích về ô nhiễm ánh sáng nhé!
Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Theo định nghĩa của Hiệp hội bầu trời đêm quốc tế (IDA) xác định ô nhiễm ánh sáng là: Bất kỳ tác động bất lợi của ánh sáng nhân tạo bao gồm cả ánh sáng trên bầu trời, ánh sáng chói, xâm nhập ánh sáng, ánh sáng lộn xộn, giảm tầm nhìn vào ban đêm, và lãng phí năng lượng.
Nói theo cách đơn giản, Ô nhiễm ánh sáng (light pollution) là việc sử dụng ánh sáng quá mức cần thiết hoặc chiếu sáng không đúng, đặc biệt trong chiếu sáng công cộng gây hiện tượng chói lóa, chiếu vào nhà dân và làm sáng bầu trời đêm được gọi là ô nhiễm ánh sáng.
Ô nhiễm ánh sáng có thể chia làm 2 loại chính:
- Ánh sáng xâm nhập: điều này xảy ra khi những ánh sáng xâm nhập vào địa phận của một người khác mà người đó không hề mong muốn, ví dụ như chiếu đèn qua hàng rào nhà hàng xóm.
- Lạm dụng ánh sáng: đây là việc sử dụng quá mức ánh sáng.
ô nhiễm ánh sáng
Nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng?
Ô nhiễm ánh sáng là một tác dụng phụ của nền văn minh công nghiệp, phát sinh từ trong quá trình sinh hoạt, hoạt động kinh tế của con người như: Các nguồn của nó bao gồm chiếu sáng bên ngoài và bên trong tòa nhà, quảng cáo, chiếu sáng khu vực ngoài trời, văn phòng, nhà máy, và các địa điểm thể thao.
Ô nhiễm ánh sáng có thể bắt nguồn từ một số yếu tố:
- Bật các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng
- Sử dụng quá nhiều nguồn sáng trong cùng 1 khu vực
- Thiết kế hệ thống chiếu sáng chưa hợp lý, chỉ định mức độ ánh sáng cao hơn mức cần thiết cho một nhiệm vụ trực quan nhất định. dẫn đến việc sử dụng nhiều năng lượng quá mức cần thiết
- Không sử dụng bộ hẹn giờ, bộ cảm biến hoặc các điều khiển khác để tắt ánh sáng khi không cần thiết
- Lựa chọn sai đồ đạc hoặc bóng đèn, không hướng ánh sáng vào các khu vực cần thiết
Tác hại của ô nhiễm ánh sáng
Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư IARC của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2007, ô nhiễm ánh sáng gây những rối loạn nhịp sinh học, từ đó dẫn đến nguyên nhân gây ung thư. Ngoài ra, các tác động trực tiếp từ việc ô nhiễm ánh sáng có thể là hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, phiền muộn lo âu và suy giảm chức năng sinh dục…
Ngoài ra, ô nhiễm ánh sáng còn tác động lên nền kinh tế, xã hội.
-
Gây lãng phí năng lượng: theo các nghiên cứu, việc chiếu sáng chiếm đến ¼ năng lượng tiêu thụ trên thế giới, trong đó có từ 50% – 90% ánh sáng ở các tòa nhà là không cần thiết.
-
Ảnh hưởng việc quan sát thiên văn: tại các khu đô thị, hầu như người dân không nhìn thấy các ngôi sao trên bầu trời đêm ngoại trừ mặt trăng và một vài ngôi sao sáng gần trái đất.
Ô nhiễm ánh sáng còn phá vỡ hệ sinh thái. Một số nghiên cứu cho thấy hậu quả rõ rệt bởi ô nhiễm ánh sáng: ánh sáng đêm làm giảm khả hoạt động của côn trùng, sinh vật về đêm hay các loài hoa nở ban đêm, dựa vào các loài côn trùng này để thụ phấn, cũng vì thế mà bị ảnh hưởng…
Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm ánh sáng đến sức khỏe của bạn, hãy lựa chọn những loại đèn có thể thay đổi linh hoạt màu sắc, cường độ ánh sáng