1. Nhà thông minh là gì?

Thuật ngữ nhà thông minh xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1930 cùng các ý tưởng về ngôi nhà trong tương lai – “homes of tomorrow” với các tiện nghi sang trọng và công nghệ hiện đại, đem lại những trải nghiệm chưa từng có, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ở mức cao của người ở. Song song với đó là việc chú trọng đến sự hiệu quả trong sử dụng năng lượng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngôi nhà thông minh, nhưng thường có hai góc nhìn chính khi đưa ra khái niệm về nhà thông minh:

- Ở góc độ người sử dụng, có thể định nghĩa nhà thông minh là một tòa nhà dân cư có mức độ tự động hóa cao với các thiết bị thông minh được kết nối toàn diện, ứng dụng các công nghệ hiện đại, hướng tới sự tiện lợi và hiệu quả.

- Ở góc độ xây dựng hệ thống, nhà thông minh tập trung vào hiệu suất sử dụng năng lượng của tòa nhà, các dịch vụ phụ trợ và phương thức điều khiển thông minh các nguồn năng lượng phân tán. Điều quan trọng là làm thế nào để giải quyết chúng bằng các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.


Trải nghiệm giải pháp nhà thông minh Rạng Đông tại đây

2. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh

Ở cả hai cách hiểu về nhà thông minh nêu trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề kết nối các thiết bị gia dụng với nhau và cho phép truy cập và điều khiển các thiết bị này từ xa cũng như cung cấp các dịch vụ phụ trợ khác. Mặt khác, khi mô tả về nhà thông minh, người ta cũng thường nhấn mạnh đến thuật ngữ “thông minh”. Điều gì làm cho một ngôi nhà thông minh khác với một ngôi nhà thông thường? Theo đó, đặc điểm của ngôi nhà thông minh gồm có bốn đặc điểm sau:

Đặc điểm 1: Hệ thống có khả năng thu thập và sử dụng dữ liệu từ cảm biến để đánh giá trạng thái hiện tại của không gian xung quanh.

Ví dụ như: nếu cảm biến chuyển động được kích hoạt có nghĩa là có người đi bộ trong vùng phát hiện của cảm biến.

Đặc điểm 2: Hệ thống có thể giả định trạng thái hiện tại của không gian xung quanh bằng cách xem xét nhiều yếu tố cùng một lúc.

Ví dụ như: hệ thống phát hiện thấy người ngồi trong phòng khách, nguồn tivi đang bật thì rất có thể họ đang giải trí thư giãn qua màn ảnh nhỏ. Vậy, hệ thống chiếu sáng có thể thực hiện một kịch bản phù hợp.

Đặc điểm 3: Hệ thống có thể dự đoán ý định của người dùng bằng cách đánh giá tình hình theo kịch bản đã được lập trình sẵn.

Ví dụ như: nếu các cảm biến phát hiện chuyển động tiếp theo được kích hoạt có nghĩa là người dùng đang đi dọc hành lang và vì vậy người dùng có thể muốn hành lang được tăng cường chiếu sáng.

Đặc điểm 4: Hệ thống tự kích hoạt những kịch bản để mang lại những tiện nghi đã được thiết lập trước.

Ví dụ như: trời tối bất thường, hệ thống có thể quyết định bật đèn trước thời hạn để người dùng có thể di chuyển một cách an toàn.

Nhà thông minh không chỉ là việc trang bị các công nghệ tự động hóa cho ngôi nhà, mà rộng hơn, còn là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào quản lý, vận hành tòa nhà. Các cảm biến và thiết bị thông minh được kết nối toàn diện với nhau cho phép cùng một lúc nhận biết nhiều thông tin trạng thái hơn, cho hình ảnh lớn hơn về không gian ngôi nhà, kết hợp với trí tuệ nhân tạo đem lại những tiện nghi vượt trội trong ngôi nhà thông minh.

3. Các hệ thống tiện ích của nhà thông minh

Các sản phẩm thông minh rất đa dạng về chủng loại và mục đích sử dụng. Chúng có thể được phân nhóm thông qua các thành phần trong hệ thống nhà thông minh như sau:

Hệ thống chiếu sáng thông minh

bao gồm các thiết bị chiếu sáng trong ngôi nhà cũng như cảnh quan, sân vườn.

Hệ thống rèm cửa tự động

Cửa cuốn, cửa ra vào, cửa sổ và hệ thống rèm cửa

Hệ thống giải trí thông minh

Tivi, máy phát nhạc và hệ thống âm thanh.

Hệ thống điều hòa thông minh

Hệ thống quạt, thông gió, điều hòa nhiệt độ hoặc bộ điều nhiệt thông minh.

Các thiết bị gia dụng thông minh

như tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, máy lọc không khí.

Hệ thống an ninh cho ngôi nhà

chuông cửa tích hợp camera thông minh, khóa cửa thông minh, camera an ninh tích hợp cảm biến chuyển động.

4. Các chức năng của nhà thông minh

Để mang lại các tiện nghi vượt trội cho người ở, các hệ thống trong ngôi nhà thông minh được phát triển trên cơ sở kết nối toàn diện các thiết bị thông minh, tích hợp các công nghệ hiện đại, cho phép giám sát, điều khiển chúng thông qua hệ thống phần mềm tiện lợi, giúp quản lý và vận hành tòa nhà một cách dễ dàng như sau:

- Khả năng vận hành và điều khiển linh hoạt: Người ở có thể điều khiển, vận hành các hệ thống tiện ích từ bên trong ngôi nhà bằng các thiết bị thông minh như màn hình, công tắc cảm ứng hoặc từ bên ngoài ngôi nhà bằng điện thoại thông minh hay máy tính qua Internet không có giới hạn về không gian và thời gian.

- Hẹn giờ, lập lịch: Người dùng cũng có thể hẹn giờ, lên lịch vận hành các hệ thống thông minh cho ngôi nhà theo thói quen và sở thích.

- Lên kịch bản phối hợp hoạt động: Thông qua các phần mềm trực quan, các hệ thống cũng có thể được lập trình hoạt động theo các kịch bản hoặc tình huống mà ở đó có sự phối hợp hoạt động của nhiều nhóm thiết bị cùng lúc.

Ví dụ như: Cửa mở, hệ thống chiếu sáng tự động được kích hoạt, rèm cửa sổ được kéo ra và một bản nhạc được phát để chào đón chủ nhân của ngôi nhà.

- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Các công nghệ xử lý thông tin tiên tiến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phép người ở có thể ra lệnh điều khiển bằng cử chỉ, tương tác với các thiết bị gia đình bằng giọng nói. Trong các trường hợp khác, hệ thống có thể tự động phân tích dữ liệu, thói quen người ở để tự động điều chỉnh hay đưa ra những gợi ý phù hợp cho người ở.

- Tiết kiệm năng lượng: Xu hướng sống xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải ô nhiễm được thể hiện qua nhận thức toàn cầu về tiết kiệm năng lượng, ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Từ đó khái niệm lưới điện thông minh Smart Grid được hình thành từ hạ tầng phân phối điện cho đến các đơn vị tiêu thụ điện trong đó có nhà thông minh. Các công nghệ thông minh xử lý các luồng thông tin theo cả hai chiều giữa lưới điện và tòa nhà giúp tối ưu trong đo lường, truyền tải và tự động hóa phân phối điện năng. Các tiến bộ về công nghệ tự động hóa, tương tác thời gian thực đã tối ưu hoạt động vật lý của các thiết bị gia dụng theo hướng tiết kiệm năng lượng hơn. Kết nối các thiết bị điện trong gia đình, thu thập nhiều thông tin cùng lúc và cung cấp kịp thời các lựa chọn điều khiển tối ưu cho người dùng cũng là các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong nhà thông minh.

5. Ưu điểm của nhà thông minh

Sự Tiện nghi

Bạn hãy tưởng tượng vào mùa đông, khi trở về nhà sau một ngày làm việc bận rộn được ngâm mình trong bồn tắm ấm áp sau một chặng đường đầy khói, bụi, lạnh giá thì còn gì tuyệt vời hơn. Và tuyệt vời hơn nữa khi chỉ với một thao tác mở smart phone, chọn bật bình nóng lạnh, nước nóng đã có sẵn đợi chủ nhân ở nhà.

Bạn cũng có thể kiểm soát việc học hành của con, giờ ngủ nghỉ nhờ việc hẹn giờ tắt bộ phát wifi để con cái không thức khuya, tắt tivi tránh con ở nhà xem tivi quá nhiều. Hơn thế nữa, bạn cũng không phải đến từng vị trí công tắc để bật tắt đèn hay tìm điều khiển để mở tivi, rèm cửa… chỉ với một câu lệnh đầy quyền năng như là một câu thần chú của bạn thì tất cả các thiết bị sẽ hoàn toàn “phục tùng” theo ý của bạn. Việc này giúp bạn đỡ tiêu tốn nhiều thời gian hơn vào các việc vặt vãnh hàng ngày, mang lại cho bạn sự tiện nghi hơn.

 

Tiết kiệm và kiểm soát điện năng tiêu thụ

Bạn có thể điều khiển các thiết bị điện trong nhà dù ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại Smartphone hoặc bạn cũng có thể hẹn giờ để bật tắt của các thiết bị. Điều này giúp bạn không còn phải lo lắng vì hóa đơn tiền điện leo thang do quên tắt các thiết bị điện trong nhà như quạt, máy điều hòa, bình nóng lạnh, đèn điện,...

Có thể tùy ý sáng tạo các giải pháp nhà thông minh không giới hạn kịch chiếu sáng, cách thức chiếu sáng trong cùng 1 không gian, dễ dàng đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa, giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian thay vì phải chọn từng mức cường độ sáng và nhiệt độ màu.

Đảm bảo an ninh, an toàn.

Nguy hiểm đến từ việc mất an ninh, an toàn cho ngôi nhà có thể xảy đến bất cứ lúc nào, hệ thống cảm biến cửa và khói, camera… sẽ thay bạn trông coi nhà cửa bằng cách gửi thông tin và âm thanh cảnh báo ngay lập tức đến chiếc điện thoại của bạn khi có bất thường xảy ra và tự động kích hoạt các thiết bị kết nối trong cùng hệ thống như bật đèn đuổi trộm, bật chuông báo cháy hay vòi cứu hỏa...

Các bộ cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, bụi mịn có chức năng hiển thị nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ bụi trong không khí, gửi thông báo đến điện thoại khi nồng độ bụi vượt mức cho phép từ đó sẽ tự động kích hoạt các thiết bị như ổ cắm, công tắc và bật máy làm sạch không khí, điều hòa hay quạt hút…giúp bạn bảo vệ an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

 

Tạo ngữ cảnh theo thói quen sinh hoạt

Bạn thường đi tắm lúc 19h tối và muốn có có nước nóng?

Bạn thường xem tivi lúc 20h tối?

Bạn thường đi ngủ lúc 23h, Bạn muốn trước khi đi ngủ 30 phút thì cường độ ánh sáng đèn giảm 50% và chuyển sang ánh sáng màu vàng?....

Tất cả thói quen đó của bạn thì nhà thông minh đều “hiểu” và sẽ tự động phục vụ bạn “từ A-Z”.

Bạn có thể bật/ tắt và điều chỉnh hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà mọi lúc, mọi nơi, điều khiển cường độ, màu sắc theo thời gian thực, phù hợp hoạt cảnh, thời điểm và tâm sinh lý con người. Nếu bạn cần sự tập trung, có thể bật cường độ sáng 100%, ánh sáng trắng 6500K, tạo không gian gần gũi với ánh sáng trung tính, ánh sáng vàng ấm khi cần nghỉ ngơi, thư giãn.

 

Đẳng cấp

Chắc bạn đã từng biết tới “anh Nô” và “chị Sen” ở thời xưa trong các gia đình địa chủ, quyền quý…, còn thời nay thì sao?

Việc sở hữu một căn nhà thông minh cũng chẳng khác nào bạn đang là các “địa chủ thời hiện đại” là “tá điền” và bạn đang “nuôi” hàng chục “người giúp việc” nhưng với chi phí không còn gì hợp lý hơn.

Hơn thế nữa, khi đó bạn đang được trải nghiệm những công nghệ, sản phẩm smarthome tiên tiến nhất, hiện đại nhất sẽ mang đến cho bạn một “cái tôi” thật sự khác biệt.

Với những thông tin chia sẻ vừa rồi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm nhà thông minh là gì, các lợi ích tối ưu mà nó mang lại.

Hãy nâng tầm không gian sống tiện nghi, sang trọng:

Trải nghiệm nhà thông minh Rạng Đông cùng MC Đức Bảo

6. Tổng kết


Qua những thông tin chia sẻ trên đây, Rạng Đông hi vọng rằng mọi người đã có cái nhìn khái quát và biết thêm được về nhà thông minh. Mặc dù vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, song chỉ trong thời gian ngắn nữa thôi, nhà thông minh chắc chắn sẽ bùng nổ và phổ biến rộng rãi ở khắp các gia đình Việt.


Còn rất nhiều kiến thức khác nữa về nhà thông minh sẽ tiếp tục được Rạng Đông mang tới trong những bài viết tiếp theo, hãy cùng đón chờ nhé! Và nếu như đang có nhu cầu tìm hiểu các sản phẩm nhà thông minh hay lựa chọn giải pháp lắp đặt nhà thông minh uy tín, toàn diện và chất lượng, thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Rạng Đông để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.