Hỗ trợ trực tuyến


Hotline

1900 2098

Những vấn đề thường gặp đối với ánh sáng phòng ngủ


Phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc vất vả, giúp con người nạp lại năng lượng cho ngày mới. Việc thiết kế chiếu sáng trong phòng ngủ không đúng sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, khó ngủ, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý cho con người về lâu dài. Nhưng không phải ai cũng thật sự quan tâm đến vấn đề này và vì thế ánh sáng phòng ngủ còn rất nhiều những bất cập. Hãy cùng Rạng Đông điểm qua một số lỗi phổ biến mà mọi người thường mắc phải khi bố trí ánh sáng cho phòng ngủ nhé:

Chiếu sáng đúng phòng ngủ sẽ tốt cho sức khỏe

1. Thừa sáng và chói lóa

Thừa sáng tại phòng ngủ là hiện tượng gây nên do sử dụng đèn công suất quá cao so với diện tích cần chiếu sáng. Còn chói lóa tại phòng ngủ có thể gây nên do lựa chọn đèn có góc chiếu không phù hợp, ánh sáng chiếu rọi trực tiếp xuống giường, gây chói mắt, tạo cảm giác khó chịu, căng thẳng cho người nhìn. 

Để khắc phục vấn đề này, chúng ta nên chọn những đèn có ánh sáng dịu nhẹ, góc chiếu gián tiếp, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cả khi nằm và khi di chuyển. Ngoài ra, nên lựa chọn đèn có công suất phù hợp với diện tích vừa tiết kiệm điện vừa bảo vệ sức khỏe.

2. Thiếu sáng và sấp bóng

Nhiều gia đình vẫn giữ thói quen chỉ lắp 1 đèn duy nhất cho cả căn phòng. Nếu không sử dụng đèn khi làm việc, đọc sách, trang điểm thì sấp bóng là điều không thể tránh khỏi. Thiếu ánh sáng như vậy sẽ ảnh hưởng đến thị lực khi mắt phải điều tiết nhiều hơn. Sẽ rất cần thiết để bạn bố trí thêm những đèn cục bộ này.

3. Không sử dụng đèn cảm biến 

Không sử dụng đèn cảm biến chúng ta sẽ phải lần mò công tắc đèn ban đêm. Điều này cực kì bất tiện vì buổi đêm thường khó tỉnh táo, đặc biệt với người lớn tuổi. Với chi phí không quá đắt, bạn có thể cân nhắc lắp thêm các sản phẩm đèn cảm biến giúp thuận tiện di chuyển mỗi đêm, giúp quay trở lại giấc ngủ dễ dàng đồng thời không ảnh hưởng tới người bên cạnh.

4. Không quan tâm đến nhiệt độ màu của ánh sáng đèn

Nếu duy trì ánh sáng trắng, cường độ cao liên tục vào buổi tối sẽ khó ngủ hơn, giấc ngủ không sâu bằng sử dụng ánh sáng vàng cường độ yếu, về lâu dài có thể gây rối loạn nhịp sinh học. Buổi tối trước khi đi ngủ, chúng ta nên tiếp xúc với ánh sáng ấm (3000k-4000K) để kích thích cơ thể tiết ra hoocmon metalonin, giúp thư giãn dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn. Việc này có thể thực hiện dễ dàng nếu bạn sử dụng các sản phẩm đèn LED đổi màu.

Trên đây là một số sai lầm thường mắc phải khi thiết kế chiếu sáng phòng ngủ. Mong rằng có thể giúp bạn nhận ra những lỗi đang hiện hữu trong không gian phòng ngủ của gia đình để có thể khắc phục kịp thời. 

Hãy quan tâm ánh sáng phòng ngủ bởi đó cũng chính là một cách để yêu thương và bảo vệ những người thân yêu!

Gợi ý những sản phẩm LED cho không gian phòng ngủ hoàn hảo >>>>>>

1900.2098