Hỗ trợ trực tuyến


Hotline

1900 2098

Đồng hồ sinh học là gì và hoạt động như thế nào?


Đồng hồ sinh học, thuật ngữ rất quen thuộc với mỗi chúng ta nhưng đến năm 2017 chúng ta mới giải thích được cơ chế hoạt động của Đồng hồ sinh học &  giải Nobel y học đã được trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ là Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young nhằm tôn vinh những đóng góp của họ trong các nghiên cứu về nhịp sinh học (hay còn gọi là đồng hồ sinh học) của sinh vật. 

Đồng hồ sinh học hay nhịp sinh học (circadian/biological clock or rhythms) được định nghĩa là những phản ứng của cơ thể, bao gồm các quá trình sinh lý, sinh hóa và trao đổi chất (physiology and metabolism) diễn ra trong một chu kỳ có độ dài gần 24 giờ. 

Đồng hồ sinh học của cơ thể người

Đồng hồ sinh học của con người theo nhịp ngày/đêm

"Đồng hồ" sinh học này nằm trên não bộ, cấu thành từ hàng ngàn tế bào thần kinh giúp đồng bộ các chức năng và hoạt động thể chất, tinh thần và hành vi đáp ứng với ánh sáng và bóng tối. Tóm lại, đồng hồ điều chỉnh nhiều chức năng bao gồm: thời gian ngủ, sự thèm ăn, thân nhiệt, nồng độ các hormone, sự tỉnh táo, hoạt động thể chất, huyết áp, khả năng phản ứng... Sự vô tổ chức của hệ thống nhịp sinh học của chúng ta, bao gồm cả nhiễu loạn trong nhịp (chu kỳ) melatonin, còn gọi là sự phá vỡ nhịp ngày đêm hay phá vỡ nhịp thời gian chronodisruption (CD). Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy CD có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc tiểu đường, béo phì, bệnh tim, suy giảm nhận thức và tình cảm, lão hóa sớm và một số loại ung thư.

Hãy lắng nghe hoạt động của cơ thể thông qua đồng hồ sinh học bởi điều đó sẽ giúp chúng ta điều khiển chế độ sinh hoạt lành mạnh và cân bằng hơn để có một cơ thể khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống!

1900.2098