Hỗ trợ trực tuyến


Hotline

1900 2098

Độ rọi là gì? Nếu độ rọi quá thấp hoặc quá cao sẽ xảy ra điều gì? Như thế nào là đủ độ rọi?


Trong cuộc sống, việc nhìn rõ một vật phụ thuộc vào lượng ánh sáng chiếu vào nhiều hay ít. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ xem xét độ rọi vào vật cao hay thấp. Vậy độ rọi là gì và như thế nào được coi là đủ độ rọi?

Độ rọi là quang thông trên một đơn vị diện tích (đơn vị lux). Hay nói cách khác dễ hiểu hơn, đó là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm và được sử dụng để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được. Độ rọi càng lớn thì nhìn vật càng rõ.

Độ rọi tiêu chuẩn không gây hại cho mắt

Trong thiết kế chiếu sáng, cần đảm bảo đủ độ rọi bởi nếu độ rọi quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến thị lực, gây mệt mỏi cho người nhìn. Khi độ rọi thấp, thiếu ánh sáng làm việc, đồng tử mắt giãn để nhìn vật rõ hơn hoặc nhìn gần hơn gây mỏi mắt, giảm năng suất lao động và về lâu dài có thể gây cận thị. Ngược lại, độ rọi quá cao làm tăng sự chói lóa. Lúc này đồng tử phải co lại để giảm cường độ ánh sáng đi vào mắt. Nếu kéo dài hiện tượng này thường xuyên sẽ gây mệt mỏi thị lực, nhức mắt và khô mắt.

Vậy như thế nào được coi là đủ độ rọi? 

Tuỳ theo các yêu cầu hoạt động khác nhau sẽ yêu cầu độ rọi khác nhau, yêu cầu độ rọi chiếu sáng trong nhà được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7114-3:2008. Đối với khu vực phòng khách cần sự trang trọng, lịch sự nên cần độ rọi cao (thường ≥300 lux), những khu vực như phòng ngủ, hành lang, cầu thang, ban công thì thường không yêu cầu cao (≥100 lux).

1900.2098