Ấm siêu tốc là một vật dụng khá quen thuộc trong các gia đình Việt vì tính tiện lợi, đun nước nhanh chóng. Nhưng sử dụng ấm siêu tốc đúng cách, an toàn là vấn đề bạn không nên xem nhẹ.

Ứng dụng hàng ngày của ấm siêu tốc

Tham khảo bài viết sau để bỏ ngay 6 thói quen nguy hiểm khi dùng ấm siêu tốc ảnh hướng tới sức khỏe gia đình bạn nhé!

1. Không sử dụng cho những mục đích khác ngoài đun nước nước

Ấm siêu tốc chỉ có chức năng duy nhất là đun nước, nhưng một số người dùng chúng để nấu canh, nấu mỳ tôm, luộc trứng…, điều này khiến cặn rất dễ đóng vào thành ấm và ấm nhanh chóng bị hỏng, thậm chí gây chập điện rất nguy hiểm.

Lưu ý khi sử dụng ấm siêu tốc

2. Không đun nước quá ít so với vạch Min và quá đầy so với vạch Max

Trên mỗi ấm siêu tốc, các nhà sản xuất đều quy định lượng nước tối đa (Max) và lượng nước tối thiểu (Min), giúp người có thể quan sát để đổ lượng nước cho phù hợp.

Nếu lượng nước bạn đổ trên vạch Max, khi sôi nước sẽ bị trào ra ngoài dễ bị chập điện, hư hỏng hoặc dưới Min thì lượng nước không đủ, ấm siêu tốc nhà bạn sẽ bị nóng quá đóng cặn và nhanh hỏng.

Lưu ý khi sử dụng ấm siêu tốc

3. Không nên đun nước nhiều lần liên tiếp

Người dùng thường hay có thói quen nấu nước liên tục trong nhiều giờ với ấm siêu tốc và họ luôn nghĩ rằng điều này sẽ giúp họ tiết kiệm điện khá tốt khi ấm vẫn còn đang nóng sẵn, tuy nhiên việc nấu nước liên tục sẽ khiến cho mâm nhiệt của ấm quá nóng, nguồn điện quá tải và gây ra chập điện, cháy ấm.

Bạn nên để ấm nguội trong thời gian khoảng 30 phút giữa các lần đun, mâm nhiệt bên dưới ấm nguội bớt sẽ tiết kiệm được lượng điện đáng kể và tuổi thọ của bình cũng được kéo dài.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng ấm siêu tốc trong cuộc sống thường ngày. 

Tham khảo các dòng ấm siêu tốc của Rạng Đông tại đây!