Thành công đạt được của Rạng Đông khi áp dụng các công cụ cải tiến năng suất
Áp dụng thành công các công cụ cải tiến giúp Rạng Đông nâng cao năng suất chất lượng, phát triển chuyên nghiệp và bền vững.
Dây chuyền sản xuất Led SMD tự động, hiện đại của Rạng Đông
Để cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng giúp đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2020, doanh thu sản phẩm LED chiếm 50% tổng doanh thu của Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đạt khoảng 2.450 tỷ, xuất khẩu đạt khoảng 1.100 tỷ. Rạng Đông đã thực hiện 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 của Dự án, Công ty xác định nhiệm vụ trọng tâm là cải tiến nâng cao năng suất lao động, cân bằng chuyền và thực hiện 7 Kaizen, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao thương hiệu của Công ty. Do đó, các chuyên gia đã đề ra các mục tiêu rất cụ thể cho từng công đoạn sản xuất. Sau đó, từ kết quả cải tiến thu được của dây chuyền lắp ráp đèn LED Bulb - Ngành Lắp ráp chiếu sáng LED, nhóm mới nhân rộng ra các dây chuyền khácnhư Lắp ráp Downlight, Tube, Đèn tủ lạnh, Đèn công suất cao, Bộ đèn LED...
Anh Nguyễn Ngọc Thủy – Trưởng Nhóm cải tiến cho biết, sau một loạt các giải pháp cải tiến, năng suất lao động tại các chuyền tăng 10-30%, cá biệt có chuyền tăng trên 50%. Cho đến thời điểm hiện tại, giai đoạn 1 đã đạt mục tiêu đề ra, năng suất lao động tăng 70% so với trước khi thực hiện LEAN. Từ 17 lao động dây chuyền đã giảm xuống 12 lao động, sản lượng tăng từ 10.000 lên 12.000, ước giảm chi phí khoảng 625 triệu đồng/năm và giảm chi phí đầu tư dây chuyền khoảng 1,2 tỉ đồng.
Công nhân thực hiện khâu lắp ráp sản phẩm Led
Bước sang giai đoạn 2, Công ty đặt mục tiêu giảm lỗi và giảm chi phí không chất lượng theo phương pháp DMAIC. Qua phân tích bằng biểu đồ Pareto xác định công đoạn gây lỗi nhiều nhất, phân tích và xác định lỗi chính và chủ yếu tại các công đoạn trên, sau đó sơ đồ hóa, xác định nút thắt để tập trung cải tiến bằng các giải pháp của Kaizen, loại bỏ các bước công việc không mang lại giá trị.
Kết quả chỉ trong chưa đầy 1 năm triển khai các giải pháp cải tiến, dây chuyền Led Bulb đã giảm lỗi từ 0,73% xuống còn 0,43%, đồng nghĩa với việc giảm lỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nâng cao uy tín và thương hiệu Công ty. Chất lượng sản phẩm tăng, chi phí không chất lượng giảm từ 19 bước không tạo ra giá trị xuống còn 9 bước, ước tính tiết kiệm được 125 triệu đồng/năm.
Bước sang giai đoạn 2, Công ty đặt mục tiêu giảm lỗi và giảm chi phí không chất lượng theo phương pháp DMAIC. Qua phân tích bằng biểu đồ Pareto xác định công đoạn gây lỗi nhiều nhất, phân tích và xác định lỗi chính và chủ yếu tại các công đoạn trên, sau đó sơ đồ hóa, xác định nút thắt để tập trung cải tiến bằng các giải pháp của Kaizen, loại bỏ các bước công việc không mang lại giá trị.