1. Tiêu chí chung trong chiếu sáng học đường

-       Đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008:  về các chỉ tiêu & chất lượng ánh sáng.

-       Đáp ứng quy chuẩn  Việt Nam QCVN 09:2013: về sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng

-       Đáp ứng quy chuẩn Bộ Y Tế Việt Nam QCVN 22/2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc

-       Đảm bảo điều kiện chiếu sáng tiện nghi: không có hiện tượng nhấp nháy ánh sáng, không gây chói lóa, không bị sấp bóng khi ngồi học

-       Thiết bị chiếu sáng chất lượng cao, bền, đẹp, hiệu suất sáng cao, thân thiện với môi trường, giảm chi phí vận hành. 

-       Đa dạng dải nhiệt độ màu ánh sáng: 3000K, 4000K 5000K, 6500K

-       Hệ thống chiếu sáng hợp lý, tận dụng ánh sáng tự nhien.

2. Chỉ tiêu và chất lượng chiếu sáng

3. Chiếu sáng trong trường học

3.1 Chiếu sáng phòng học

Một giải pháp chiếu sáng học đường tốt là giải pháp chiếu sáng đảm bảo về độ rọi ánh sáng, đồng đều, không gây chói lóa, không gây sấp bóng, loáng quạt, đặc biệt tạo môi trường ánh sáng tiện nghi tạo cảm giác hưng phấn tiếp thu bài học và tiết kiệm điện năng.

3.2 Chiếu sáng phòng học thể chất

Phòng giáo dục thể chất thường có chiều cao lớn, mặt sàn rộng. Do vậy cần sử dụng loại đèn chuyên dụng có hiệu suất cao, quang thông lớn, chất lượng ánh sáng tốt giúp nhìn rõ vật di chuyển vận tốc cao. Nên sử dụng đèn Led highbay tại các khu vực hoạt động chính như luyện tập và thi đấu. Các phòng hoặc các khu vực phụ trợ có thể sử dụng đèn LED Panel, M15 của Rạng Đông,... đáp ứng nhu cầu tiết kiệm điện năng

3.3 Chiếu sáng phòng học chức năng

Mỗi phòng chức năng có đặc thù riêng biệt nhằm phục vụ cho việc học tập. Tùy theo công năng sử dụng để bố trí hệ thống chiếu sáng, lựa chọn các nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng phù hợp đảm bảo các chỉ tiêu định lượng và chất lượng chiếu sáng.

3.4 Chiếu sáng phòng nghỉ giảng viên