chiếu sáng học đường

Theo thống kê
tỉ lệ học sinh bị
mắc bệnh học đường

20% - 30%

và có xu hướng ngày càng tăng

Chiếu sáng

Lớp học tiêu chuẩn

Không gây hiện tượng sấp bóng làm mắt bị điều tiết nhiều khiến học sinh mệt mỏi khó chịu khi ngồi học

Chiếu sáng

Lớp học không tiêu chuẩn

Dễ mắc các bệnh về tật khúc xạ

03 vấn đề thường gặp

Ban Giám hiệu nhà trường & Ban Phụ huynh nhầm tưởng rằng hệ thống đèn được trang bị trong gói xây dựng trường, cải tạo trường là đạt tiêu chuẩn học tập, được tính toán khi thiết kế xây dựng

Đội ngũ kỹ sư thiết kế công trình xây dựng không chuyên về thiết kế chiếu sáng nên thường áp dụng các mô hình chiếu sáng phổ biến không đáp ứng đủ hết các yêu cầu chiếu sáng của 1 lớp học

Các bộ đèn chiếu sáng thông thường không sử dụng được cho chiếu sáng học đường

05 nguy hại do chiếu sáng không đúng

01

Độ rọi < 300 lux

Ngồi học trong điều kiện thiếu sáng khiến học sinh ngồi sai tư thế, cúi sát bàn để đọc về lâu ảnh hưởng cột sống & thuỷ tinh thể phải phồng lên chỉnh tiêu cự mắt để đọc gần trong thời gian dài sẽ không còn khả năng đàn hồi gây cận.

02

Độ đồng đều ánh sáng trong lớp học và trên bảng U < 0,7 gây hiện tượng sấp bóng & mỏi mắt.

Trong quá trình học tập học sinh phải thường xuyên nhìn bảng và cúi xuống viết vào vở, độ đồng đều ánh sáng không đảm bảo khiển cho mắt phải điều tiết liên tục gây mỏi mắt.

03

Ánh sáng trong lớp học bị loáng quạt do hay lắp đèn sát trần phía sau quạt trần gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết liên tục.

04

Đèn không đảm bảo chỉ tiêu chống chói loá hoặc không được che chắn phù hợp, học sinh ngồi học nhìn trực tiếp vào nguồn sáng của bộ đèn gây mất tiện nghi nhìn, gây mệt mỏi khi ngồi học trong trời gian dài.

05

Chỉ số hoàn màu của ánh sáng thấp không đạt Ra>80 khiến cho mắt phải hoạt động cường độ cao trong việc phân biệt màu sắc của in trên trang sách.

Ngoài vai trò điều khiển đồng bộ nhịp sinh học, tế bào hạch cảm quang ipRGCs trong võng mạc còn kích thích tế bào amacrine cũng nằm trong võng mạc điều khiển quá trình phát triển bình thường của nhãn cầu để mắt không bị tật khúc xạ. Khi tiếp xúc với ánh sáng xanh 480 nm tế bào ipRGCs truyền tín hiệu kích thích amacrine tiết ra dopamine võng mạc có vai trò điều khiển sự phát triển cân bằng của nhãn cầu mà không bị dài ra. Khi mắt thường xuyên được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có đủ thành phần ánh sáng xanh vùng phổ có bước sóng 480 nm, tế bào amacrine sẽ kiểm soát sự phát triển dài ra của nhãn cầu, giữ nguyên hình dạng cầu nên ánh sáng đi vào mắt khúc xạ bình thường và hội tụ đúng trên võng mạc. Tuy nhiên nếu ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà thường xuyên ở trong điều kiện ánh sáng nhân tạo yếu thiếu thành phần ánh sáng xanh lam 480 nm, tế bào này không khống chế sự phát triển của nhãn cầu kéo dài theo trục dọc nên hình ảnh hội tụ ở phía trước võng mạc dẫn đến bệnh cận thị.
Nhóm Scott Read, Trường Đại học Công nghệ Queensland QUT đã nghiên cứu nhóm 101 trẻ em (10-15 tuổi) đã đưa ra đồ thị sự thay đổi trục nhãn cầu theo mức độ chiếu sáng. Theo họ trẻ em cần dành hơn một giờ và tốt nhất là tối thiểu hai giờ mỗi ngày ở ngoài trời để tránh cận thị phát triển.

...

Sự thay đổi trung bình của trục nhãn cầu đối với tất cả nhóm 101 trẻ em tiếp xúc với ánh sáng cường độ thấp (đường đỏ); cường độ trung bình (đường xanh lục) và cường độ cao (đường xanh lam)

Gói thiết bị tiêu chuẩn

Gói thiết bị CSHĐ cảm biến ánh sáng

Gói chiếu sáng HCL

Các công trình tiêu biểu đã triển khai

....

Trường Amsterdam

....

Trường ĐH Phenikaa

....

Trường ĐH Ngoại Ngữ
ĐH Quốc Gia Hà Nội

....

Trường THCS Tiên Dương
Đông Anh


Rạng Đông triển khai khảo sát & tư vấn giải pháp miễn phí

.....
1900.2098