Cảm biến thông minh là gì? các loại cảm biến thông minh phổ biến trên thị trường
Cảm biến thông minh (sensor) là một thiết bị thông dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong lắp đặt nhà thông minh. Cảm biến được sử dụng thay thế cho các thiết bị cơ khí truyền thống với độ chính xác cao hơn rất nhiều bởi các vi mạch điện tử. Vậy cảm biến là gì và có những loại cảm biến nào thông dụng? Hãy cùng tìm hiểu với Rạng Đông trong bài viết này nhé!
1. Cảm biến thông minh là gì?
Cảm biến thông minh là một công cụ điện tử giúp thu nhận những trạng thái, biến động từ môi trường, có thể là vật lý, hóa học hoặc sinh học. Các tín hiệu được thu nhận này sẽ được truyền vào một thiết bị đo để chuyển hóa thành tín hiệu điện và hiển thị lên màn hình để con người có thể đọc được số liệu từ trạng thái đã thu được
Cảm biến có độ nhạy rất cao, thường hoạt động liên tục trong môi trường, đôi khi là môi trường độc hại (ô nhiễm) do đó chúng cần có một lớp vỏ bảo vệ, giúp thao tác dễ dàng hơn khi đó chúng còn được gọi đầu dò hoặc que đo. Nên đâu đó bạn sẽ bắt gặp người ta gọi luôn những que đo (đầu dò) với tên gọi chung là cảm biến.
2. Những loại cảm biến thông dụng
Cảm biến Radar
Cảm biến Radar là cảm biến chủ động phát ra các tín hiệu sóng (tần số 2.4G/5.8G) và đo tần số của tín hiệu này truyền tới các vật thể xung quanh và quay trở lại.
Cảm biến radar thiết lập khu vực cơ sở để phát hiện khoảng cách hiện tại của tất cả các vật thể xung quanh. Một đối tượng được xác định khi làm gián đoạn tín hiệu Radar và thay đổi tần số sóng dội lại từ đó. Cảm biến radar có thể phát hiện chuyển động thông qua gỗ, nhựa, thủy tinh và hầu hết các vật liệu xây dựng khác trừ kim loại. Điều này là một lợi thế của cảm biến radar.
Cảm biến ánh sáng
Có nhiều loại cảm biến ánh sáng dựa trên các nguyên lý khác nhau. Có thể phân loại chúng theo ứng dụng và theo cách lắp đặt.
-
Phân loại cách ứng dụng:
-
Cảm biến quang Digital thường được sử dụng trong các đèn tự động Bật/Tắt khi trời tối/sáng (Đèn bulb, ốp trần..)
-
Cảm biến analog sử dụng cho các đèn có thể tự động dimming theo cường độ ánh sáng môi trường (Giải pháp chiếu sáng lớp học..).
-
Phân loại theo cách lắp đặt:
Nếu phân loại theo cách lắp đặt thì có 2 loại là cảm biến tích hợp bên trong thân đèn và cảm biến ánh sáng tách rời.
-
Cảm biến tích hợp bên trong đèn chỉ có tác động lên chính đèn đó.
-
Cảm biến tách rời thì rất linh hoạt, nó có thể đặt tại các vị trí mong muốn và liên kết với hệ thống bằng các chuẩn kết nối (Wifi, Bluetooth, RS485..) để điều khiển các đèn hoặc các kịch bản chiếu sáng theo cài đặt.
(Hình ảnh minh họa cảm biến ánh sáng)
Cảm biến hồng ngoại
Cảm biến PIR (Hồng ngoại) hoạt động bằng cách đo bức xạ nhiệt tỏa ra từ các vật thể trong phạm vi của nó. Bức xạ này không thể nhìn thấy bằng mắt người, nhưng có thể được phát hiện bởi các thiết bị điện tử.
Cảm biến hồng ngoại tiến hành phân tích khu vực xung quanh nó và tìm kiếm sự thay đổi trong năng lượng hồng ngoại. Khi một người di chuyển ở gần, cảm biến sẽ phát hiện ra sự thay đổi về năng lượng hồng ngoại từ đó phát hiện có người chuyển động.
(Hình ảnh minh họa cảm biến hồng ngoại)
3. Những lưu ý khi lắp đặt cảm biến
Khi lắp đặt các loại cảm biến, để đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh những vùng khuất (điểm mù) tại nơi lắp đặt, khiến cảm biến không thể phát hiện những chuyển động.
- Không hướng mắt cảm biến về phía cửa sổ có rèm che. Để tránh báo động giả.
- Không hướng trực tiếp mắt cảm biến về nơi nhiều nắng mặt trời. Tia mặt trời có nhiều bức xạ hồng ngoại, khiến cảm biến bị nhiễu.
- Không nên đặt cảm biến gần dây điện nguồn.